Tật khúc xạ là một khái niệm chuyên môn, dùng để chỉ các trường hợp có tật ở mắt, ví dụ: cận thị, loạn thị, viễn thị,… Khi ta nhìn đồ vật rõ nét, có nghĩa đồ vật hiện đúng trên võng mạc mắt thì chức năng của mắt bình thường, hoạt động tốt. Ngược lại, mắt có tật sẽ không có khả năng hội tụ chính xác những đồ vật quan sát được vào đúng trên võng mạc, ta gọi là mắt có tật khúc xạ.
Khi mắt bị tật khúc xạ tức là mắt có thiếu sót ở các thành phần quang học (như giác mạc, thể thủy tinh) làm cho ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không tạo thành tiêu điểm rõ nét trên võng mạc, như vậy, mắt bị tật khúc xạ nhìn đồ vật sẽ bị nhòe, mờ, không rõ nét
Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ dẫn đến các tật khúc xạ về mắt :
1.Tật bẩm sinh: thường là do sinh non, sinh thiếu tháng hoặc do một số biến chứng trong quá trình mang thai giai đoạn cuối vì thị giác của trẻ phát triển và hoàn thiện vào thời kì cuối của thai kì.
2.Chế độ dinh dưỡng: trong khoảng thời gian từ 1-5 tuổi là quá trình trẻ em phát triển và hoàn thiện thị giác nên trong giai đoạn này nếu trẻ em không được cung cấp 1 chế độ dinh dưỡng cân bằng (nhất là thiếu hụt vitamin nhóm A) thì sẽ dễ dẫn đến các tật về mắt.
3.Môi trường: có 2 loại môi trường 1 là môi trường sinh hoạt và 2 là môi trường xã hội.
-Môi trường sinh hoạt có tác động trực tiếp tới sức khỏe của đôi mắt, nhất là trong thời đại hiện nay các thành phố bị bê tông hóa mọi người ít có không gian cho đôi mắt thư giãn.
-Môi trường xã hội: nếu sống trong một môi trường không tích xực ví dụ như trong một gia đình có cả 2 bố mẹ đều bị cận thị thì chắc chắn một số thói quen của họ sẽ có tác động xấu tới đôi mắt và khi con sinh ra cũng sẽ học và làm theo các thói quen đó dẫn đến tình trạng “di truyền thói quen xấu”.
4.Thói quen: có rất nhiều thói quen ảnh hưởng xấu tới đôi mắt của chúng ta nhưng chúng ta chưa có ý thức thay đổi để bảo vệ đôi mắt hoặc không nhận ra thói quen đó là xấu.Chúng ta có thể xem xét một vài thói quen điển hình và phổ biến như:
-Đọc chữ trong môi trường thiếu ánh sáng.
-Đọc chữ hoặc xem tivi ở khoảng cách quá gần.
-Đọc chữ, xem tivi trong tư thế nằm hoặc trong trạng thái di chuyển.
-Tắt điện phòng khi xem tivi, sử dụng máy tính vào buổi tối (độ tương phản quá lớn dễ gây mỏi mắt và suy giảm thị lực)
-Chưa cung cấp đủ 0,4 lít nước/ 10kg cơ thể/ 1 ngày để tránh tình trạng khô mỏi nhãn cầu.
-Lạm dụng thuốc nhỏ mắt.
-Không đến các trung tâm y tế khám mắt định kì.
5.Sử dụng thiết bị điện tử chưa đúng cách: các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, ipad, điện thoại thông minh là các nguồn phát sáng nên khi mắt tiếp xúc sẽ dẫn tới tình trạng rất nhanh căng mỏi, mà chúng ta lại không cho mắt nghỉ thường xuyên sau 30-45 phút sử dụng sẽ nhanh chóng dẫn tới việc suy giảm thị lực.
6.Tâm lý: tâm lý là yếu tố quan trọng quyết định nhiều yếu tố sức khỏe của cơ thể cũng như sức khỏe của đôi mắt.Một trạng thái tâm lý không tốt két hợp với những tác nhân gây hại sẽ là vô cùng nguy hại. Điều tương tự cũng xảy ra với quá trình chữa trị và tập luyện để khôi phục thị lực. Nếu được động viên, khích lệ và cài đặt những niềm tin tích cực thì khả năng phục hồi của mắt mỗi người là không có giới hạn, còn nếu ngược lại thì đôi khi sẽ không thấy được tác dụng hoặc phản tác dụng.