Thư Viện Ảnh
Tư Vấn
15 điều có thể bạn chưa biết về đôi mắt
Đôi mắt của con người không chỉ đơn giản là những khối cầu trên khuôn mặt, mà thực chất chúng là cơ quan vô cùng phức tạp.
Theo Tổ chức nhãn khoa VSP tại Mỹ, đôi mắt của con người rất phức tạp và ẩn chứa nhiều điều thú vị.
1. Các lần chớp mắt trung bình diễn ra khoảng 1/10 giây.
2. Trong khi phần lớn các bộ phận của cơ thể mất một khoảng thời gian để có thể hoạt động hết công suất thì con mắt luôn trong trạng thái hoạt động hết công suất 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần.
3. Với sự chăm sóc thích hợp, mắt chỉ cần khoảng 48 tiếng để chữa lành một đầu giác mạc.
4. Nhìn là hoạt động chủ yếu trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, nó đòi hỏi sự tham gia của khoảng một nửa bộ não.
5. Trẻ sơ sinh không có nước mắt. Chúng thường khóc mà không có nước mắt cho tới khi chúng được khoảng 4 tới 13 tuần tuổi.
6. Trên khắp thế giới, khoảng 39 triệu người mù và hơn 6 lần con số đó có khả năng suy giảm thị lực.
7. Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương pháp để cấy ghép nhãn cầu bởi dây thần kinh thị giác kết nối mắt tới não quá nhạy cảm.
8. Các tế bào trong mắt có hình dạng khác nhau. Những tế bào hình que cho phép bạn nhìn thấy hình dạng, tế bào hình nón giúp bạn nhìn thấy màu sắc.
9. Con người chớp mắt khoảng 12 lần mỗi phút.
10. Hai con mắt cách nhau khoảng 2,5 cm và khối lượng của chúng vào khoảng 7 g.
11. Một vài người chào đời với đôi mắt với hai màu khác nhau. Giới chuyên môn gọi đó là hiện tượng dị sắc.
12. Ngay cả khi không ai trong các thế hệ của gia đình có mắt màu xanh da trời hoặc xanh lá cây thì các đặc điểm này vẫn có thể xuất hiện ở những thế hệ sau.
13. Mỗi con mắt có một điểm mù nhỏ ở phía sau võng mạc - nơi gắn dây thần kinh thị giác. Bạn không thể thấy điểm đó trong tầm nhìn bởi hai con mắt phối hợp cùng nhau để lấp những điểm mù đó.
14. Trong tất cả những cơ bắp của cơ thể, cơ điều khiển mắt hoạt động tích cực nhất.
15. Con người có thể phòng hoặc chữa trị 80% các vấn đề về thị giác trên toàn thế giới.
Các tật về mắt ở trẻ em
Với các bậc bố mẹ chúng ta, thật hạnh phúc khi được trông thấy đôi mắt của con yêu ngây thơ, sáng ngời. Còn với các con, các con cũng cảm nhận thế giới và 90% các thông tin nhận được là nhờ vào đôi mắt ấy. Vậy nên đừng để nỗi day dứt lương tâm sẽ theo suốt cuộc đời của chúng ta nếu không quan tâm đúng mức tới đôi mắt của con em mình, bạn nhé.
Đa số các khuyết tật thị giác là do khuyết điểm của chính con mắt chứ không phải là hậu quả của bệnh tật hay chấn thương. Các em bé hiếm khi sinh ra mù hoàn toàn. Các kỳ khám thường lệ trong các năm trước tuổi đi học sẽ phát hiện những khuyết tật có thể dẫ tới những vấn đề thị giác sau này.
Theo thống kê có khoảng 5% trẻ em mắc phải các tật về thị lực như lác mắt, giảm thị lực và cận thị. Vấn đề về thị lực của 1-2% trong số này có phát triển nhanh theo chiều hướng xấu.
Nếu không được chữa trị kịp thời, bé sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đôi mắt của bé sẽ mang tật suốt đời. Vì thế, vai trò của phụ huynh trong phòng ngừa và điều trị các bệnh về mắt cho con mình là rất quan trọng. Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi con, không để bé tiếp xúc nhiều với TV, máy tính, không đọc sách hoặc nhìn quá gần. Nếu bé xem TV hay nheo mắt thì cần cho đi khám; đồng thời cũng cần cho bé đi kiểm tra mắt sớm và định kỳ để qua đó, các bác sĩ sẽ quyết định tiến hành can thiệp nếu cần thiết và chắc hẳn là sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Tật mù màu sắc là chứng bệnh thông thường khác, đặc biệt là ở con trai, và chứng này cũng mang tính di truyền. Hiếm có tật mù màu sắc thật sự khi trông mọi vật đều thấy chúng màu xám. Tật mù màu sắc là tình trạng không phân biệt được các màu sắc đỏ và sắc xanh. Không có phép trị liệu nào cho chưng bện này. Tuy nhiên nó cũng ko gây trở ngại nào trong cuộc sống.
Tật mắt lác là một vấn đề khác về thị giác. Nếu em bé của bạn dưới 3 tháng tuổi và một trong cả 2 mắt có vẽ ngó hơi lệch đi, thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên nếu việc này kéo dài thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ nhé.
Ngoài ra, còn rất nhiều bệnh thường gặp khác như lệch góc nhìn, khi cho bé tập trung nhìn một điểm ảnh sẽ thấy mắt bé bị lác; hoặc bị bong võng mạc với những bé sơ sinh… Tất cả những tật khúc xạ này thường không cần can thiệp bằng các biện pháp phẫu thuật như mổ, vốn được hạn chế tối đa, mà quan trọng là cần điều trị bằng các bài tập để nâng cao thị lực cho mắt. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng tốt cũng góp phần điều trị các tật khúc xạ cho các em.
Cha mẹ cũng phải luôn quan tâm và lưu ý khi trẻ có những triệu chứng sau:
- Con nhìn không rõ vật đặt ở vị trí xa hơn khoảng cách cho phép một đoạn hoặc ngồi sát TV để theo dõi chương trình chúng ưa thích.
- Thường hay nheo mắt khi tập trung nhìn vật gì đó.
- Nghiêng đầu, liếc mắt nhìn những vật thể đặt ngay phía trước.
- Cúi quá thấp khi đang viết
- Nhìn kém khi bị che một mắt hoặc từ chối không cho che một mắt nào đó trong quá trình kiểm tra vì sức nhìn của mắt còn lại quá kém.
- Và dù những triệu chứng trên diễn ra liên tục hay thỉnh thoảng mới bắt gặp thì tốt nhất vẫn nên mang bé đi bác sĩ kiểm tra ngay.
6 nguyên nhân gây ra các tật về mắt
Tật khúc xạ là một khái niệm chuyên môn, dùng để chỉ các trường hợp có tật ở mắt, ví dụ: cận thị, loạn thị, viễn thị,… Khi ta nhìn đồ vật rõ nét, có nghĩa đồ vật hiện đúng trên võng mạc mắt thì chức năng của mắt bình thường, hoạt động tốt. Ngược lại, mắt có tật sẽ không có khả năng hội tụ chính xác những đồ vật quan sát được vào đúng trên võng mạc, ta gọi là mắt có tật khúc xạ.
Khi mắt bị tật khúc xạ tức là mắt có thiếu sót ở các thành phần quang học (như giác mạc, thể thủy tinh) làm cho ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không tạo thành tiêu điểm rõ nét trên võng mạc, như vậy, mắt bị tật khúc xạ nhìn đồ vật sẽ bị nhòe, mờ, không rõ nét
Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ dẫn đến các tật khúc xạ về mắt :
1.Tật bẩm sinh: thường là do sinh non, sinh thiếu tháng hoặc do một số biến chứng trong quá trình mang thai giai đoạn cuối vì thị giác của trẻ phát triển và hoàn thiện vào thời kì cuối của thai kì.
2.Chế độ dinh dưỡng: trong khoảng thời gian từ 1-5 tuổi là quá trình trẻ em phát triển và hoàn thiện thị giác nên trong giai đoạn này nếu trẻ em không được cung cấp 1 chế độ dinh dưỡng cân bằng (nhất là thiếu hụt vitamin nhóm A) thì sẽ dễ dẫn đến các tật về mắt.
3.Môi trường: có 2 loại môi trường 1 là môi trường sinh hoạt và 2 là môi trường xã hội.
-Môi trường sinh hoạt có tác động trực tiếp tới sức khỏe của đôi mắt, nhất là trong thời đại hiện nay các thành phố bị bê tông hóa mọi người ít có không gian cho đôi mắt thư giãn.
-Môi trường xã hội: nếu sống trong một môi trường không tích xực ví dụ như trong một gia đình có cả 2 bố mẹ đều bị cận thị thì chắc chắn một số thói quen của họ sẽ có tác động xấu tới đôi mắt và khi con sinh ra cũng sẽ học và làm theo các thói quen đó dẫn đến tình trạng “di truyền thói quen xấu”.
4.Thói quen: có rất nhiều thói quen ảnh hưởng xấu tới đôi mắt của chúng ta nhưng chúng ta chưa có ý thức thay đổi để bảo vệ đôi mắt hoặc không nhận ra thói quen đó là xấu.Chúng ta có thể xem xét một vài thói quen điển hình và phổ biến như:
-Đọc chữ trong môi trường thiếu ánh sáng.
-Đọc chữ hoặc xem tivi ở khoảng cách quá gần.
-Đọc chữ, xem tivi trong tư thế nằm hoặc trong trạng thái di chuyển.
-Tắt điện phòng khi xem tivi, sử dụng máy tính vào buổi tối (độ tương phản quá lớn dễ gây mỏi mắt và suy giảm thị lực)
-Chưa cung cấp đủ 0,4 lít nước/ 10kg cơ thể/ 1 ngày để tránh tình trạng khô mỏi nhãn cầu.
-Lạm dụng thuốc nhỏ mắt.
-Không đến các trung tâm y tế khám mắt định kì.
5.Sử dụng thiết bị điện tử chưa đúng cách: các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, ipad, điện thoại thông minh là các nguồn phát sáng nên khi mắt tiếp xúc sẽ dẫn tới tình trạng rất nhanh căng mỏi, mà chúng ta lại không cho mắt nghỉ thường xuyên sau 30-45 phút sử dụng sẽ nhanh chóng dẫn tới việc suy giảm thị lực.
6.Tâm lý: tâm lý là yếu tố quan trọng quyết định nhiều yếu tố sức khỏe của cơ thể cũng như sức khỏe của đôi mắt.Một trạng thái tâm lý không tốt két hợp với những tác nhân gây hại sẽ là vô cùng nguy hại. Điều tương tự cũng xảy ra với quá trình chữa trị và tập luyện để khôi phục thị lực. Nếu được động viên, khích lệ và cài đặt những niềm tin tích cực thì khả năng phục hồi của mắt mỗi người là không có giới hạn, còn nếu ngược lại thì đôi khi sẽ không thấy được tác dụng hoặc phản tác dụng.